Phương pháp luyện công độc đáo của Tiệt Quyền Đạo

6cc26668822ca735370d2a1e69943b2f

Phương pháp luyện công độc đáo của Tiệt Quyền Đạo
I. LUYỆN CÔNG HẰNG NGÀY
Tiệt Quyền Đạo là một môn võ có tích thực chiến cực cao. Từ khi sáng lập, kẻ bại dưới tay Lý Tiểu Long không thể đếm xuể. Điều này có liên quan chặt chẽ đến phương pháp luyện công đặc biệt của Tiệt Quyền Đạo.
1. Chạy bộ.
Lý Tiểu Long từng nhấn mạnh rằng người luyện Tiệt Quyền Đạo trước tiên phải tập cho có sức khỏe tốt.Lý nói: “Nếu như bạn không có một sức khỏe tốt thì không thể tham gia vào một trận đấu khốc liệt. Theo tôi thấy thì chạy bộ là hình thức rèn luyện cơ thể tốt nhất. Chạy bộ rất là trọng yếu, bạn nên tập thói quen chạy bộ suốt đời. Khi bắt đầu chạy bạn nên chạy chậm, cơ thể buông lỏng, sau đó dần dần chạy xa hơn nhanh hơn, cuối cùng vận động cả tay chân”.
Lý Tiểu Long mỗi ngày đều kiên trì chạy bộ 3-10 km. Anh thường vừa chạy vừa đánh quyền, đá đạp.
2. Mộc nhân trang.
Tập luyện mộc nhân trang là một phương pháp luyện đặc biệt trong Tiệt Quyền Đạo. Mộc nhân trang mà Lý Tiểu Long tập luyện là căn cứ vào mộc nhân trang của Vĩnh Xuân Quyền mà cải tiến thành cao 1,8 mét, đường kính khoảng 20cm, dùng lò xo lớn chống đỡ. Mộc nhân trang thường dùng để luyện phòng thủ phản công.
3. Đánh bao cát.
Bao cát nhẹ tạo cảm giác như đánh người thật, có thể dùng để luyện các loại cước pháp. Bao cát nặng thì khoảng 30 kg. Lý Tiểu Long nói: “Luyện đánh bao cát treo đến một thời gian thích hợp kỹ năng phát triển vô cùng hữu hiệu, có thể xuất cước ở cự ly thích hợp phát huy uy lực tối đa”.
Lúc luyện đánh bao cát thì cần phải xem bao cát là địch thủ, không thể đánh lấy có, vì như thế thì trong thực chiến bạn không thể phát huy uy lực, đòn đánh không hiệu quả. Lý Tiểu Long chỉ rằng: “Khi bạn đánh bao cát thì trước sau phải thật cẩn thận, nghiêm túc, không được cẩu thả. Bạn nên di chuyển khéo léo, làm động tác giả, quyền cước tung ra cần chính xác, dốc toàn lực tập trung mà luyện; phải ghi nhớ: điểm dứt của quyền cước phải chính xác, tiếp xúc chính xác, thời gian chính xác, vị trí chính xác.
4. Nhảy dây.
Nhảy dây là để rèn luyện sức mạnh hai chân, tăng cường tính linh hoạt, tính nhịp điệu, tính thăng bằng, tính mềm dẻo, Lý mỗi ngày nhảy dây 10 phút. Khi nhảy phải khéoléo phối hợp động tác chân và tay.
5. Luyện chân mềm dẻo.
Luyện tập không nên làm cho hệ thống thần kinh và cơ bắp ở trạng thái căng thẳng quá mức. Lý Tiểu Long thường tập treo chân lên cao, giãn chân, xoạc chân, tréo chân…để tập luyện đôi chân mềm dẻo và mạnh mẽ.
6. Tập thư giãn làm mạnh cơ bắp
Bao quát cách thức Thiết ngưu canh địa, chuyển chân hai bên, cúi lưng tới trước, xoay vai, co giãn phần bụng, vận động khớp gối, vận động mắt cá, xoay hông, ngồi lắc…làm cho cơ bắp co giãn tốt, tiêu trừ mỡ dư, đồng thời là phần khởi động quan trọng trước khi tập luyện hoặc giao đấu.
7. Luyện cơ bụng.
Lý Tiểu Long nói: “Dùng đòn đấm là hình thức tối quan trọng trong giao thủ, vì thế phần bụng phải luyện cho đủ khả năng chịu đựng đòn đấm”.
Vì thế Lý Tiểu Long đưa ra mấy cách chuyên biệt phần bụng: nằm ngữa ngồi dậy, luyện đánh bóng giật, tập xà đơn, luyện thả bao cát vào phần bụng.
8. Luyện phần cổ
Lý Tiểu Long nói: “Khi phán đoán một người có sức khỏe hay không, đầu tiên bạn nên chú ý xem cổ của anh ta lớn hay nhỏ; thông thường một người có phần cổ to lớn thì sức khỏe và sức chịu đựng của anh ta rất tốt…Luyện phần cổ thường bị coi nhẹ, nguyên nhân là phần cổ không trực tiếp tấn công như tay chân. Thực ra thì tính quan trọng của phần cổ không kém hơn bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể”.

6cc26668822ca735370d2a1e69943b2fII.PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CỔ
1. Hai chưởng đặt dưới cằm dùng sức đẩy lên, đầu cổ dùng sức ép xuống.
2. Hai bàn tay đan vào nhau để sau đầu dùng lực kép xuống ra phía trước, đồng thời phần đầu cổ ghì ra sau.
3.. Gập đầu xuống rồi ngửa ra sau.
4. Xoay đầu cổ.
5.. Lắc đầu qua hai bên.

6. Đánh bóng nhanh.
Xem bóng như địch thủ, liên tục đánh vào không cần có nhịp điệu. Luyện đánh bóng nhanh (tức bóng bật) còn có thể luyện nhãn lực và tính linh hoạt của cơ thể.
7. Đánh bia (đệm tập)
Bia đánh quyền và bia luyện cước tạo cho người luyện có cảm giác thực chiến. Lý Tiểu Long nhờ luyện phương pháp này mà cước pháp cực kỳ nhanh, đặc biệt là đòn đá cạnh bàn chân vào mặt. Khi luyện, người hướng dẫn cầm bia tự điều chỉnh người luyện căn cứ vào vị trí của bia mà thi triển chiêu thuật. Đây là phương pháp luyện cho quyền cước mau lẹ chính xác khiến địch thủ không thể phòng ngừa.
8. Luyện sáp trang (xỉa)
Sáp trang là chiêu pháp luyện xỉa bàn tay vào mặt đối thủ, cùng có thể làm tăng độ nhanh và độ cứng của tay. Lý Tiểu Long từng luyện sáp chưởng rất lợi hại trong thi đấu Karaté.
9. Luyện đánh giấy.
Luyện đánh giấy có thể giúp tăng cường khả năng phán đoán cự ly chính xác. Khi luyện dùng một tờ giấy treo lên như tấm bia mà tiến hành xuất quyền tung cước, điều chỉnh cự ly cho thật chính xác, phát huy uy lực cao nhất.
10. Tưởng tượng giao đấu.
Tưởng tượng đang giao đấu với địch thủ, địch thủ biến hóa chiêu thức, ta cũng sử dụng các động tác tiếp ứng tấn công chớp nhoáng. Chú ý tưởng tưởng cần phải hợp lý, động tác phối hợp phải có phép tắc, vừa công vừa thủ, tinh thần tập trung.
11. Đối luyện.
Người luyện mặc áo giáp đứng yên cho người tập tấn công bằng cước pháp, chú ý điểm tiếp xúc và sức mạnh cùng khả năng tiếp cận đối thủ nhanh chóng. Phương phát tập luyện này hai bên đều có lợi, người luyện có thể sử dụng chiêu pháp tấn công, người phụ luyện có thể luyện được kỹ thuật né tránh, tạo cho người tập có cảm giác thực chiến. Rất nhiều cao thủ Karaté từng luyện với Lý Tiểu Long đều không thể tránh khỏi đòn đà đơn giản của anh.

8804b101b923cd84ef48026e4ad4d15d.jpg

III. KIÊN TRÌ LUYỆN CÔNG.
Rất nhiều người yêu thích võ thuật nhưng khổ luyện không được bao lâu thì nhiệt tình giảm dần. Họ thực ra chỉ là người luyện võ nghiệp dư mà thôi.
Lý Tiểu long nhấn mạnh: cần phải tận dụng mọi thời gian rãnh rỗi để luyện công. Lý, bản thân cũng không hề bỏ qua một giây phút rảnh rỗi nào mà luôn tận dụng để luyện tập. Phép luyện công của Lý Tiểu Long là phải siêng năng và tận dụng mọi thời gian.
a. Thay đổi tính lười biếng.
1. Nếu đầy đủ thòi gian, nên cố gắng đi bộ thay cho ngồi xe hoặc đi thang máy; tập thói quen như thế lâu ngày có thể tăng cường thể lực.
2. Biến việc luyện võ thành thói quen và niềm say mê trong sinh hoạt. Mỗi ngày trước khi nghỉ ngơi nên cố gắng đọc võ thư, vừa nâng cao trình độ lý luận võ học lại vừa tăng hứng thú luyện công.
3. Khi mặc quần áo hay mang giày, nên đứng chân theo thế “kim kê độc lập”.
b. Lợi dụng thời gian có thể.
Khi ở chỗ đông người hoặc trò chuyện không thể luyện tập các khí cụ đặc chế hoặc những động tác có bức độ cao thì có thể luyện tập như dưới đây:
1. Tay đặt trước ngực, tay trái khép chặt lưng bàn tay phải dùng lực đè xuống, hai tay thay đổi tập luyện. Như thế có thể làm cho cổ tay linh hoạt, mềm dẻo hơn.
2. Khi đứng không hoặc đợi người thì một chân hơi rời khỏi mặt đất, chỉ dùng một chân trụ chống cơ thể.
3. Khi đi bộ có thể nhón gót cho tăng thêm sức mạnh.
4. Nắm chặt quyền dùng lực vặn, có thể làm mạnh phần cơ bắp tay.
5. Khi ngồi xem ti vi chẳng hạn, một chân nhất lên liên tục xoay vòng bàn chân, đổi chân mà tập làm mạnh phần mắt cá chân.
6. Khi đừng hay ngồi nên khống chế cơ bắp toàn thân cho có nhịp điệu, một buông một căng.
7. Khi ngồi xem phim hoặc TV thì hai chân duỗi ra sau cho lưng bàn chân chạm đất dùng lực ép xuống. Như thế có thể làm cho đòn đá quét cực mạnh lại có thể làm mạnh cơ chân.
8. Khi đứng hai tay nắm quyền đặt trước bụng, hai mặt quyền đối nhau, làm như thế có thể mạnh hóa cánh tay trên và cơ bắp toàn thân, làm cho phát quyền ở cự ly ngắn rất mạnh.
9. Kéo vật từ phía sau lưng làm cho cơ tay vận động toàn diện, làm mạnh hông bụng.
10. Hai tay luân phiên ôm vào trước ngực làm cho cánh tay mạnh mẽ.

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Scores: 4.1 (16 votes)