Diệp Vấn (phim) – Wikipedia tiếng Việt

diệp vấn (phim)

Đây là bài viết về bộ phim Diệp Vấn của Hồng Kông, về nhân vật được dựng thành phim, xem Diệp Vấn.

Diệp Vấn (Hán phồn thể: 葉問; Hán giản thể: 叶问; bính âm: Yè Wèn; Việt bính: Jip6Man6; tựa tiếng Anh: Ip Man) là một bộ phim điện ảnh võ thuật bán tiểu sử của Hồng Kông, công chiếu vào năm 2008. Phim nói về một quãng đời của Diệp Vấn (0908603917), một trong những danh sư của võ phái Vịnh Xuân quyền. Bối cảnh của phim bắt đầu từ thập niên 30 của thế kỷ 20, khi Diệp Vấn đang sống ở Phật Sơn cùng gia đình, cho đến khi Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

[external_link_head]

Đây là lần thứ tư ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan đóng vai chính trong phim của Diệp Vĩ Tín đạo diễn. Hai con trai của Diệp Vấn là ông Diệp Chuẩn, Diệp Thành cùng nhiều môn sinh Vịnh Xuân quyền cũng xuất hiện trong phim. Dàn diễn viên phụ được giao cho những diễn viên gạo cội: Nhậm Đạt Hoa, Lâm Gia Đống, Thích Hành Vũ… Vai vợ của Diệp Vấn được giao cho Hùng Đại Lâm, một diễn viên mới từng rất nổi tiếng với vai trò người mẫu ở Hồng Kông.

Diệp Vấn là bộ phim đầu tiên được dàn dựng dựa trên cuộc đời của Diệp Vấn[2]. Ý định đưa cuộc đời của Diệp sư phụ lên màn ảnh đã có từ năm 1998, song bị gác lại một thời gian do vấn đề bản quyền. Cho tới khi giám chế Hoàng Bách Minh nhận được sự hỗ trợ về kinh phí và tư vấn từ con trai cả của Diệp Vấn là Diệp Chuẩn, ông đã quyết định làm bộ phim này. Hoàng Bách Minh đã có một thời gian nghiên cứu về những ngày tại vùng đất Phật Sơn của Diệp Vấn, cũng như nghiên cứu về tiểu sử của vị danh sư. Chân Tử Đan, ngôi sao của dự án bỏ dở trước kia đã được mời vào vai chính trong phim, sau thành công lớn với Đảo hỏa tuyến năm 2007, một phim cũng do Diệp Vĩ Tín đạo diễn.

Từ tháng 3 tới tháng 8 năm 2008, phim được bắt đầu quay ở Thượng Hải. Tên phim theo dự tính sẽ là Nhất đại tôn sư Diệp Vấn (一代宗师葉問), khiến cho trong thời gian quay, đã có sự tranh chấp giữa nhà sản xuất và đạo diễn Vương Gia Vệ, vì đạo diễn này cũng có dự án làm phim Nhất đại tôn sư (一代宗师) về Diệp Vấn từ cách đó 5 năm, nhưng chưa làm được vì chưa được phép. Để giải quyết tranh chấp, nhà sản xuất đã đổi tên thành Diệp Vấn.

Diệp Vấn ra mắt tại Hồng Kông vào ngày 18 tháng 12 năm 2008[3], nhận được sự hoan nghênh từ các nhà phê bình cho đến khán giả. Ngoài thành công về mặt thương mại với số tiền thu được trên 1 triệu nhân dân tệ, phim còn được đề cử cho 12 giải tại Kim Tượng 2009, bao gồm giải”Phim hay nhất”,”Diễn viên xuất sắc nhất”và”Đạo diễn xuất sắc nhất”. Sau thành công này, một phim nối tiếp có tựa đề Diệp Vấn 2 được Hoàng Bách Minh lên kế hoạch sản xuất.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935, Phật Sơn là trung tâm võ thuật của vùng Hoa Nam, nơi nhiều môn phái tích cực chiêu mộ đệ tử và tỷ võ với nhau. Mặc dù là người giỏi võ nhất Phật Sơn, võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn luôn khiêm tốn và tránh gây sự chú ý. Diệp Vấn được đồng nghiệp tôn trọng vì sự nhún nhường mà anh đã thể hiện trong các cuộc tỷ võ giao lưu kín.  

Vào một ngày, chuyên gia gây rối Sa Đảm Nguyên khi đang cố gắng lấy con diều mắc trên cành cây nhà họ Diệp, đã vô tình chứng kiến Diệp Vấn đánh bại Liêu sư phụ trong một cuộc tỷ võ giao lưu. Đảm Nguyên loan tin khắp Phật Sơn. Anh trai Đảm Nguyên là “Lâm” võ si – một đệ tử của Liêu sư phụ – tụt quần cậu em ngay tại nơi công cộng để dạy Đảm Nguyên rằng trên đời có vài điều bí mật cần phải giữ kín. Xấu hổ, Đảm Nguyên chạy biến vào giữa đám đông.

Kim Sơn Trảo, một võ sư Hoa Bắc tuy thô lỗ nhưng rất lợi hại, thách đấu tay đôi với tất cả võ sư ở Phật Sơn trừ Diệp Vấn và đều dễ dàng giành chiến thắng. Đánh bại Kim Sơn Trảo, Diệp Vấn càng vang danh hơn khi nâng cao lòng tự tôn của các võ sư Hoa Nam cũng như dân chúng Phật Sơn. Thanh niên Phật Sơn lũ lượt tới tìm Diệp Vấn bái sư nhưng anh đều từ chối.

[external_link offset=1]

Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản tịch thu tư gia nhà họ Diệp và biến nó thành trụ sở quân sự tại Phật Sơn. Diệp Vấn và gia đình mất sạch của cải, buộc phải chuyển đến một căn hộ cũ nát. Tuyệt vọng trong nỗ lực nuôi sống gia đình, anh đành phải tìm việc làm tại một mỏ than cùng với Lâm. Lâm rất hối hận vì lỡ làm nhục Đảm Nguyên, muốn tìm và tặng cậu em một chiếc hộp thiếc làm quà nhưng bất thành.

Tướng Miura – cao thủ Karate Nhật Bản – tổ chức một võ đài nơi các võ sĩ Trung Quốc thi đấu với các học viên quân sự của anh ta để giành phần thưởng là những túi gạo. Lý Chiêu, một cựu sĩ quan cảnh sát và là người quen của Diệp Vấn, hiện đang làm thông dịch viên cho quân đội Nhật Bản. Anh mang đến cho các võ sĩ làm việc tại mỏ than cơ hội kiếm gạo qua mỗi trận đấu mà họ thắng. Khi Lâm biến mất ngay sau trận đấu mà anh tham gia, Diệp Vấn liền đến võ đài để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với bạn mình.

Diệp Vấn xem Liêu sư phụ đánh bại một trong các karateka của Miura. Tiếp đó, Liêu sư phụ yêu cầu đấu với ba người một lúc hòng có thêm gạo và để thua. Khi cố lấy túi gạo mà mình giành được từ trận thắng đầu tiên, ông bị phó chỉ huy dưới quyền Miura – Đại tá Sato – bắn chết. Miura giật súng, chĩa vào đầu Sato, đe dọa sẽ xử tử anh ta nếu còn dám nổ súng ở võ đài.  

Chứng kiến Liêu sư phụ bị hành quyết, Diệp Vấn suy ra rằng Lâm cũng bị đánh rồi giết chết sau trận chiến trước đó của anh ta với Miura. Phẫn nộ, Diệp Vấn yêu cầu đấu với mười karateka một lúc. Mặc dù không còn luyện Vịnh Xuân quyền từ ngày quân Nhật Bản chiếm đóng Phật Sơn, Diệp Vấn vẫn dễ dàng đánh bại mười võ sĩ đối thủ một cách không thương tiếc, không một chút kiềm chế như anh thường thể hiện trong những trận đấu với các võ sư trước kia. Miura bị thu hút trước tuyệt kỹ võ thuật của Diệp Vấn, muốn tìm hiểu và quan sát anh chiến đấu thêm một lần nữa. Diệp Vấn từ chối đấu tiếp và đem túi gạo về cho gia đình Liêu sư phụ.

Diệp Vấn đến thăm bạn của mình, Châu Thanh Tuyền, người sở hữu và điều hành một nhà máy bông ở Phật Sơn. Một ngày nọ, con trai của Thanh Tuyền đến gặp Diệp Vấn và nói với anh rằng một băng cướp do Kim Sơn Trảo cầm đầu đang quấy rối các công nhân, đòi họ tiền bảo kê. Diệp Vấn cuối cùng cũng đồng ý trở thành thầy dạy võ, truyền thụ Vịnh Xuân quyền cho công nhân để tự vệ.

Thấy Diệp Vấn mãi mà không quay trở lại võ đài, Miura mất kiên nhẫn, cử Sato và vài binh lính đi truy lùng anh. Sau khi một mình chế ngự đám người Nhật, Diệp Vấn cùng vợ con buộc phải bỏ căn hộ, tới ẩn náu trong nhà Lý Chiêu. Khi băng cướp của Kim Sơn Trảo quay lại nhà máy bông, công nhân ở đây chiến đấu, cầm chân chúng đủ lâu để Diệp Vấn đến tiếp ứng kịp. Diệp Vấn dùng một cây sào gỗ đánh chói tai trái của Kim Sơn Trảo, cảnh báo anh ta tránh xa các công nhân ở nhà máy bông. Diệp Vấn tới gặp Đảm Nguyên – vốn cũng là một thành viên trong băng cướp của Kim Sơn Trảo – bên ngoài nhà máy, kể cho cậu nghe về số phận của người anh trai Lâm “võ si”. Diệp Vấn trao lại cho Đảm Nguyên chiếc hộp thiếc, trong đó có con diều của cậu đã được gấp gọn. Đảm Nguyên rời băng cướp của Kim Sơn Trảo, gia nhập nhóm người lao động kháng Nhật.

Quân đội Nhật Bản nhận tin về Diệp Vấn từ một thành viên băng cướp. Nhà máy bông bị quân Nhật đột kích, Diệp Vấn nhanh chóng tới đây để cứu mọi người, bỏ ngoài tai lời khuyên của Lý Chiêu. Khi bị bắt làm tù binh, anh nhờ Thanh Tuyền đưa vợ và con trai tới Hồng Kông để họ được an toàn. Miura nói với Diệp Vấn rằng anh sẽ được tha mạng nếu chịu dạy võ Trung Quốc cho binh lính Nhật Bản. Diệp Vấn từ chối và thách đấu Miura. Vì tình yêu võ thuật và muốn giữ thể diện quốc gia, Miura nhận lời. Sato bí mật dọa giết Diệp Vấn nếu anh không chịu buông xuôi trong trận đấu sắp tới. Ban đầu, Diệp Vấn và Miura có vẻ ngang tài ngang sức. Tuy nhiên, nhờ khả năng phòng thủ hoàn hảo và một loạt quyền cước liên hoàn, Diệp Vấn chiếm thế thượng phong trước Miura, giáng cho anh ta một đòn chết người.  

Đám đông người Trung Quốc tung hô Diệp Vấn, họ nhìn thấy vợ và con anh trở về cùng Thanh Tuyền. Ngay sau đó, Sato bắn trúng vai Diệp Vấn khiến anh ngã khỏi võ đài. Hành động này kích động đám đông Trung Quốc, họ nhanh chóng áp đảo nhóm binh lính Nhật Bản. Giữa cuộc ẩu đả, Lý Chiêu cướp súng và lấy mạng Sato. Thanh Tuyền và Đảm Nguyên đem Diệp Vấn đi trong cảnh hỗn loạn.  

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Diệp Vấn là bộ phim đầu tiên được dàn dựng dựa trên tiểu sử của Diệp Vấn. Đó là phim thứ tư được làm dưới sự hợp tác của đạo diễn Diệp Vĩ Tín và Chân Tử Đan, sau Sát Phá Lang, Long Hổ MônĐảo hỏa tuyến. Trong phim còn có Nhậm Đạt Hoa, một ngôi sao khác từng xuất hiện trong bộ phim Sát Phá Lang. Kịch bản của phim được viết bởi Hoàng Tử Hoàn, con trai của nhà sản xuất Hoàng Bách Minh. Hoàng Tử Hoàn cũng là người viết kịch bản cho bộ Long Hổ Môn, bộ phim thứ hai có sự hợp tác của Chân và Diệp. Diệp Vấn được thực hiện và phát hành bởi Công ty điện ảnh Quan Thoại, cộng tác với Hãng phim Thượng Hải ở vai trò đồng sản xuất, trong khi Hoàng Bách Minh là người giám chế cũng như sản xuất phim. Con trai của Diệp Vấn là Diệp Chuẩn, cùng hai đệ tử của ông là Leo Au Yeung[4] và Long Fish cũng hợp tác với đoàn làm phim trong việc chỉ đạo các thế võ và màn giao đấu. Kinh phí sản xuất phim vào khoảng 40 triệu đôla Hồng Kông.[5]

Kế hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng làm một bộ phim về Diệp Vấn đã có từ năm 1998 bởi Lưu Trấn Vĩ và Nguyên Khuê. Chân Tử Đan được đưa vào dự án cho vai Diệp Vấn, trong khi Châu Tinh Trì vào vai Lý Tiểu Long. Chân đã ký hợp đồng và nhận một số tiền, tuy nhiên dự án đã bị bỏ dở do không được cấp phép.[6]

Tháng 12 năm 2007, kế hoạch thực hiện phim Diệp Vấn lần thứ hai đã được công bố, diễn viên Trâu Triệu Long (Collin Chou) ban đầu là một phần của dự án, tuy nhiên đã không thể tham gia. Giám chế Hoàng Bách Minh nói rằng bộ phim sẽ được dàn dựng với khung hình tương tự như Sát Phá Lang.[7]

Thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà sản xuất bắt tay vào làm phim từ tháng 3 năm 2008, rồi đóng máy vào cuối tháng 8. Nội dung phim phần lớn tập trung vào các sự kiện xung quanh Diệp Vấn, trong thời gian từ giữa thập niên 1930 tới 1940, khi Diệp Vấn còn ở Phật Sơn. Bối cảnh ban đầu được lựa chọn là ở Phật Sơn, tuy nhiên do kiến trúc nhà cửa của nơi này đã trở nên hiện đại nên đoàn làm phim quyết định dời địa điểm quay về Thượng Hải.[6][8][9]

Những cảnh quay đầu tiên đã diễn ra trong các khu công nghiệp huyện của Thượng Hải. Đoàn làm phim đã gặp không ít khó khăn khi tạo ra một bối cảnh thành thị của những năm 1930. Họ dành một tuần để tạo ra một xí nghiệp dệt bông giống như thập niên 1930, nơi sẽ là xí nghiệp do Châu Thanh Tuyền, bạn thân của Diệp Vấn trong phim làm giám đốc. Đó cũng là nơi sẽ ghi dấu ấn cho lần đầu tiên Diệp Vấn đồng ý dạy võ cho quần chúng.

[external_link offset=2]

Nhà thiết kế hình ảnh Mạc Quốc Cường, người thường xuyên cộng tác với đạo diễn Diệp Vĩ Tín, đã bao gồm cả yếu tố Tây phương trong thiết kế của mình. Ông đã nghiên cứu kỹ những hình ảnh của Phật Sơn trong những năm đầu Dân Quốc. Hình ảnh trong phim là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống Trung Quốc với các nền văn hóa Phương Tây. Những cột nhà, đèn, bàn, ghế trong nhà Diệp Vấn được thiết kế dựa theo phong cách Ăng-lê.[10]

Các màn giao đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò chỉ đạo võ thuật của phim này được giao cho Hồng Kim Bảo và nhà chỉ đạo kỳ cựu Lương Tiểu Hồng. Hồng Kim Bảo từng hợp tác với Chân Tử Đan và Diệp Vĩ Tín trong phim nổi tiếng Sát Phá Lang[6]. Ông được chọn là người chỉ đạo chính vì kinh nghiệm thực hiện bộ Warriors Two năm 1978 và bộ Bại Gia Tử (敗家仔), trong đó có sử dụng các thế võ Vịnh Xuân.[11] Ông hóm hỉnh nhận xét về việc hợp tác với Chân Tử Đan là:”Với cái miệng của tôi”.[6]

Với Chân Tử Đan, anh cho rằng đây là vai diễn nhọc nhằn trong đời của mình, cả về tinh thần lẫn thể chất[11]. Anh đã dành một tháng để chuẩn bị cho vai diễn, bao gồm cả thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt gồm nhiều rau, và chỉ ăn một bữa trong ngày. Chân Tử Đan dành ra 8 tháng luyện Vịnh Xuân quyền dưới sự giúp đỡ từ những người con của Diệp Vấn còn sống, với hy vọng đưa lên màn ảnh một Diệp Vấn rõ nét nhất, về tính cách cũng như võ thuật, bên cạnh đó anh còn muốn quảng bá môn võ đặc biệt Vịnh Xuân Quyền. Sau bộ phim, Chân Tử Đan thậm chí đã bị nhân vật ám ảnh, anh thay đổi giọng nói và cả điệu đi dáng đứng trong một thời gian. Trong khi thực hiện một cảnh đấu võ, Chân Tử Đan đã bị thương khi một người đã lỡ đánh búa đụng vào mắt trái của anh.[6][8][11]

Diễn viên Hiroyuki Ikeuchi của Nhật Bản, người đóng vai tướng Miura trong phim, được cho là sẽ khó mà làm việc theo ý của Hồng Kim Bảo. Trong một cảnh, anh bị thương nhẹ sau khi nhận được bốn cú đấm liên tục. Chân, Hồng sau đó đã khen ngợi Ikeuchi, bởi vì diễn viên người Nhật này chưa từng tập luyện võ thuật Trung Quốc.[12]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Phần âm nhạc trong phim được giao cho nhạc sĩ Nhật Bản Kenji Kawai, người đã từng làm nhạc nền cho bộ Long Hổ Môn năm 2006.[13]

Tranh cãi về tên phim[sửa | sửa mã nguồn]

Phim Diệp Vấn từng gây ra tranh cãi vì cái tiêu đề ban đầu của nó: Nhất đại tôn sư, vì lẽ đạo diễn Vương Gia Vệ từng đăng ký làm 1 phim có tên như thế với cùng đề tài, từ cách đó 10 năm. Vương Gia Vệ chưa được cấp phép thì Diệp Vĩ Tín đã được đầu tư kinh phí để thực hiện trước, điều này làm đạo diễn họ Vương bất bình. Sau đó ông bắt tay vào thực hiện bộ phim Nhất đại tôn sư với vai Diệp Vấn thuộc về ảnh đế Lương Triều Vĩ. Phim của Vương Gia Vệ khi đó mới ở trong dự định, sau dự án đã bỏ dở nhiều năm trước đó.[6]

Sau khi Hoàng Bách Minh công bố tiêu đề của mình, công ty sản xuất phim Jet Tone của Vương Gia Vệ tuyên bố rằng họ đã đăng ký độc quyền cái tiêu đề này ở Trung Quốc và Hoàng Bách Minh đã sử dụng trái phép. Họ cũng từ chối lời yêu cầu bồi thường của Chân Tử Đan do cách đây 10 năm[14]. Vương Gia Vệ và Lưu Trấn Vĩ đã đưa anh vào vai Diệp Vấn trong dự án này, mà sau đó đã chuyển vai cho Lương Triều Vĩ.[14]

Để chấm dứt sự tranh cãi, Hoàng Bách Minh đã phát biểu với giới truyền thông[6]:

“Thực ra trong giai đoạn đầu của dự án, chúng tôi đã gọi phim của mình là Diệp Vấn, nhưng những nhà đầu tư ở lục địa cho rằng Diệp Vấn vốn dĩ là người thầy vĩ đại nhất trong thời kỳ của ông ấy, nên chúng tôi đã đổi tên thành Nhất Đại tôn sư Diệp Vấn để tỏ sự kính trọng. Tuy vậy, sự đặt tên này lại gây ra tranh cãi. Để thôi phiền toái, chúng tôi đã mở cuộc thảo luận với các nhà đầu tư, ông Diệp Chuẩn, giám chế và đạo diễn Diệp Vĩ Tín, sau đó quyết định thay đổi tựa phim ban đầu của mình”.

Sau đó, lại có thông báo rằng thời hạn 5 năm để độc quyền tên phim của Vương Gia Vệ đã hết[15]. Trong một cuộc phỏng vấn về sau, ông Hoàng Bách Minh cho biết tên phim Nhất đại tôn sư đang trong giai đoạn phát triển.[16]

Tựa đề khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Diệp Vấn truyện (葉問傳)
  • Nhất đại tôn sư Diệp Vấn (一代宗師葉問)

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách giải thưởng
Giải thưởng Thể loại Nhân vật Kết quả
Beijing Student Film Festival Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Chân Tử Đan Đoạt giải
Đạo diễn được yêu thích nhất Diệp Vĩ Tín Đoạt giải
Liên hoan phim Fantasia 2009 Technical Achievement Đoạt giải
Phim châu Á hay nhất Diệp Vĩ Tín
Giải Nhì
Phim mãnh liệt nhất Diệp Vĩ Tín
Giải Nhì
46th Golden Horse Film Awards Chỉ đạo hành động xuất sắc nhất Hồng Kim Bảo, Lương Tiểu Hồng Đoạt giải
Giải Kim Tượng lần thứ 28[17] Phim hay nhất Đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc nhất Diệp Vĩ Tín Đề cử
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Chân Tử Đan Đề cử
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Lâm Gia Đống Đề cử
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Phàn Thiếu Hoàng Đề cử
Quay phim xuất sắc nhất Kha Tinh Bái Đề cử
Dựng phim xuất sắc nhất Trương Gia Huy Đề cử
Thiết kế hình ảnh xuất sắc nhất Mạc Quốc Cường Đề cử
Chỉ đạo hành động xuất sắc nhất Hồng Kim Bảo, Lương Tiểu Hồng Đoạt giải
Thiết kế âm thanh xuất sắc nhất Tăng Cảnh Tường Đề cử
Hiệu ứng xuất sắc Hoàng Trí Hanh Đề cử
Nhạc phim xuất sắc Kenji Kawai Đề cử
Huabiao Film Awards Outstanding Abroad Actor Chân Tử Đan Đoạt giải
Outstanding Co-production Film Đoạt giải
Shanghai Film Critics Awards Film of Merit Đoạt giải
Sitges – Catalonian International Film Festival Orient Express Award Diệp Vĩ Tín Đoạt giải
2nd Iron Elephant Awards Hình ảnh xuất sắc nhất Đoạt giải
Chỉ đạo hành động xuất sắc nhất Hồng Kim Bảo, Lương Tiểu Hồng Đoạt giải
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Chân Tử Đan Đoạt giải

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhất đại tông sư
  • Diệp Vấn: Trận chiến cuối cùng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức. Lưu trữ 0908603917 tại Wayback Machine
  • Diệp Vấn trên Internet Movie Database
  • Diệp Vấn tại HKMDB
  • Diệp Vấn tại HongKong Cinemagic
  • Diệp Vấn trên MandarinFilms.com Lưu trữ 0908603917 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  • Diệp Vấn trên MandarinFilms.com Lưu trữ 0908603917 tại Wayback Machine (tiếng Trung)
  • Donnie Yen.us Lưu trữ 0908603917 tại Wayback Machine
  • Diệp Vấn (2008) – Cast & Crew – Yahoo! Singapore Movies
  • WingChunNews.com
  • video Diệp Vấn Lưu trữ 0908603917 tại Wayback Machine
  • Trailer phim. (tiếng Anh)

[external_footer]

Scores: 4.3 (13 votes)