Cấu hình máy tính là một trong những tiêu chí được rất nhiều người quan tâm khi chọn mua máy tính, đặc biệt là các game thủ. Ngoài xem các thông số laptop, máy tính đơn giản như RAM, CPU hay VGA thì các con số này lại có những ý nghĩa riêng. Bên cạnh đó, còn rất nhiều thông số máy tính khác, ý nghĩa khác mà bạn cũng nên biết.
Ở nội dung bài viết hôm nay, cửa hàng Máy Tính Việt sẽ chia sẻ đến bạn nội dung các thông số của laptop có ý nghĩa gì, mời bạn cùng theo dõi những thông tin này
[external_link_head]Việc xem các thông số laptop, máy tính là công việc cần thiết khi bạn muốn nắm được thông tin cơ bản về thiết bị mình sẽ mua hoặc đang sử dụng. Khi chọn mua một thiết bị máy tính laptop, người dùng thường băn khoăn không biết xem các thông số máy tính như cấu hình, bộ nhớ, tốc độ… ở đâu. Rất đơn giản, tất cả các thông số đó đều nằm trong một phần mềm miễn phí mang tên CPU-Z.
Để có thể hiểu ý nghĩa các thông số của laptop thì đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé:
Mục Lục
1. Ý nghĩa các thông số trên CPU
Name: Tên của chip xử lý – (cụ thể là Intel Core i5 3470)
Code name: Tên của kiến trúc CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU.
Core Speed: tốc độ của CPU.
Packpage: Socket của CPU.
Technology: Công nghệ Transistor, kích thước của Transistor càng nhỏ thì CPU của bạn chạy càng mát, điều này càng tốt cho máy tính.
Core Voltage: là điện áp cho nhân của CHIP, các dòng chip được thiết kế có khả năng tự điều chỉnh xung nhịp và điện áp tiêu thụ để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Specification: Tên đầy đủ của bộ vi xử lý CPU của máy tính đang dùng
Các thông số của laptop giúp bạn nắm được tình trạng thiết bị
[external_link offset=1]Stepping: Thông số này được đánh giá là khá quan trọng, nó thể hiện thông số là các đợt chip được giới thiệu trên thị trường.
Revision: Là thông tin của phiên bản, cũng tương tự như ở phần Stepping.
Instructions: Các tập lệnh để Chip xử lý.
Core Speed: Xung nhịp của vi xử lý CPU, xung nhịp này dao động thường xuyên để tiết kiệm điện năng.
Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, yếu tố này càng cao thì CPU càng xử lý dữ liệu trơn tru hơn.
Cores và Threads: Số nhân và số luồng của bộ vi xử lý CPU. Thông thường sẽ là: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…
2. Ý nghĩa các thông số trên Mainboard
Tiếp tục việc tiến hành cách đọc thông số máy tính, bạn cần tìm hiểu ý nghĩa các thông số trên Mainboard, cụ thể như sau:
Manufacturer: Đây là thông tin về tên nhà sản xuất ra mainboard
Model: là model của bộ phận mainboard. Đây là một trong những thông tin vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa lớn trong quá trình tìm kiếm driver. Ô tiếp theo 1.0 là thông tin về phiên bản, thông số này càng cao thì càng tốt.
Chipset: Thông tin về chipset của main
BIOS: Hiển thị cho chúng ta biết được các thông tin về hãng sản xuất BIOS, ngày tháng sản xuất và Version của BIOS.
Graphic Interface: Thể hiện thông tin về khe cắm card đồ họa trên bộ phận mainboard.
Width: Là độ rộng của băng thông.
Các thông số của laptop có ý nghĩa gì
3. Ý nghĩa các thông số trên RAM
Thông số laptop trên RAM cho chúng ta biết những điều sau:
Type: Hiển thị đời RAM, loại RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn. Hiện nay trên thị trường có các loại RAM như DDR, DDR2, DDR3…
Size: Là dung lượng bộ nhớ RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn.
Channel: Nếu hiển thị là Single tức là máy tính bạn sử dụng đang gắn 1 thanh RAM hoặc main không hỗ trợ chế độ chạy 2 RAM cùng lúc. Nếu hiện lên là Dual nghĩa là máy tính bạn đang dùng đang gắn 2 hoặc nhiều thanh RAM, và bộ nhớ RAM đang chạy ở chế độ kênh đôi, điều này mang đến tốc độ nhanh hơn.
4. Ý nghĩa thông số SPD (số khe cắm RAM)
Việc đọc thông số máy tính còn ở trên số SPD, cụ thể là:
Slot#2: có nghĩa là thanh RAM đang cắm ở khe thứ 2. Khi nhấp chọn mũi tên thả xuống sẽ hiển thị số lượng khe cắm RAM. Thông thường máy tính hiện nay sẽ được trang bị 2 hoặc 4 khe cắm Ram.
[external_link offset=2]DDR3: Tức là kiểu Ram, loại Ram, hiện nay có các kiểu như DDR2, DDR33333..
Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị được sử dụng là MB (1GB = 1024MB).
Max Bandwidth: Đây là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần lấy phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn nhân với 2, chúng ta sẽ có được bus của RAM hiện tại.
Manufacturer: Tên hãng sản xuất.
Mỗi thông số của laptop đều ý nghĩa riêng
5. Graphics – Thông tin card đồ họa với CPU-Z
Cách đọc thông số laptop trên Graphics – Thông tin card đồ họa với CPU-Z:
Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi như trên hình.
Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa.
Code name: Tên của chip đồ họa đang chạy trên thiết bị máy tính.
Size: Dung lượng của card đồ họa.
Technology: thông số này càng nhỏ càng tốt.
Type: Kiểu xử lý: 64-bit, 128-bit, 256-bit. Thông số này càng cao thì card càng cao cấp và khả năng xử lý đồ họa tốt hơn.
Trên đây là cách đọc cấu hình laptop cũng như ý nghĩa các thông số của máy tính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn đã hiểu hơn về thiết bị máy tính của mình.
Nguồn: Maytinhviet.vn [external_footer]